Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Khi mọi người đã về hết, chồng tôi lên gác lấy xuống cho tôi bộ quần áo ngủ mới tinh rồi giục tôi đi tắm rửa...
Tắm rửa xong tôi lên phòng riêng của vc tôi ở trên tầng ba ( nhà chồng tôi là nhà riêng, xây trên đất hương hỏa ở trên núi lên rất rộng rãi ) gớm... phòng tân lang tân nương có khác, được sửa chữa sơn lại như mới, bàn ghế giường tủ toàn là thứ mới tinh... chăn ga gối đệm thì cùng một tông màu hồng he he mềnh màng phết.
Tôi lên giường rồi nằm vào phía sát trong tường, lúc đấy tôi run lắm, căng thẳng lắm, hồi hồi hộp lắm, vì đây là lần đầu tiên tôi ở chung phòng với một người khác giới, mặc dù biết người ấy là chồng mình đấy nhưng tôi cũng ko tránh khỏi cảm giác lo lắng sợ hãi... Sợ vì tôi đã biết cái việc quan hệ giữa liền ông và liền bà nó xẽ diễn ra như thế nào đâu... nói thật với cacc... có quỉ thần hai vai chứng giám, cho đến cái đêm hôm ấy, tôi cũng chưa được biết nụ hôn luyến ái nó ra làm sao, chứ đừng nói chi đến chuyện làm he he pháp sự...
Một lúc sau chồng tôi đi vào, anh nằm cạnh tôi, rồi hỏi han tôi mấy chuyện linh tinh sau cùng anh ấy bảo...
Thôi em ngủ sớm đi, hôm nay đi cả ngày chắc em cũng mệt rồi...
Ơ kìa... sao lại ngủ, he he bà nằm chờ mày nãy giờ... tôi rủa thầm trong bụng.
Nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng nhắm mắt rồi đánh luôn một giấc cho tới sáng ( sao lúc ấy tôi hồn nhiên thế ko biết, he he )
Hôm sau chồng tôi đưa tôi đi thăm thú mấy nơi, đến tối kịnh bản lại diễn ra đêm hôm trước ( nghĩa là vưỡn đéo chịu làm gì, he he ) Lúc ấy tôi nghĩ chắc anh muốn xây dựng tình cảm và để mọi thứ thuận theo tự nhiên chứ anh ko muốn gò ép tôi một cách khiên cưỡng... cách xử sự nhẹ nhàng, ân cần, đúng mực của anh hai ngày qua đã gây cho tôi ít nhiều thiện cảm... Ko nói thì hẳn cacc cũng rõ, chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mà tôi phải lấy anh ấy làm chồng, chứ ko phải tôi đến với anh ấy vì t/y, nhưng chỉ qua thời jan ngắn ngủi sống chung và chứng kiến thái độ của anh thì tôi đã tâm niệm rằng anh ấy là một người đàn ông tốt, chúng tôi đến được với nhau đó cũng đã là duyên phận.... trước mắt tôi chưa có t/ y với anh, nhưng nếu tôi cố gắng bồi đắp rồi t/y dần dần cũng xẽ có mà thôi, hơn nữa... ngoài nghĩa vc anh ấy còn là ân nhân của tôi, vì nhờ có anh ấy mà tôi mới được ra ngoài tự do, nhờ có anh ấy mà tôi mới giở thành Việt Kiều, he he... Sau khi đả thông tư tưởng như vậy, tôi xác con bà nó định là sẵn sàng chấp nhận dâng hiến ngay cho anh tất cả, mà ko cảm thấy băn khoăn hay hối tiếc điều gì nữa...( bản thân tôi cũng đang háo hức bỏ mẹ lên được, vì tôi cũng muốn khám phá xem cái sự ấy nó mềnh màng như thế nào, he he )
Hôm thứ ba, hai đứa đang nằm nói chuyện thì bỗng anh quay qua ôm chầm lấy tôi, mặt anh đỏ bừng, còn hơi thở thì hổn hển ngắt quãng ( chắc mót quá đéo nhịn được nữa rồi, tổ xư... của mày tất còn õng ẹo làm mầu... để rồi xem được mấy nả he he ) anh mải miết vuốt ve mơntrớn tôi đến tận cùng... một lát thì tôi cũng bắt đầu nóng ran, người căng cứng, đầu óc quay cuồng ngầy ngật... cảm giác vừa sợ hãi vừa, râm ran háo hức đón chờ... Anh chồm lên ... nhưng ko hiểu do anh là tay mơ, hay bị kìm nén mấy ngày qua mà anh ko làm chủ được tay cò, vừa lên đến bụng vợ thì đạn đã văng ra xối xả... hỡi ơi oan nghiệt.
Hộc lên một tiếng rồi anh đổ mình nằm vật sang bên cạnh, tôi tò mò hé mắt nom xuống bên dưới, thì thấy thằng cu của anh oặt ẹo nhũn nhèo vẹo vọ nom chả khác gì ông Đỉa ( sau này chơi mí bựa tôi thấy cacc gọi đó là Kèn Mềm, sao mà đúng thế, he he )
Hết cơn thở, anh ngước nhìn tôi với ánh mắt ngượng ngập của một cậu bé mới lớn bị mắc lỗi, thấy anh như vậy tôi liền nói ...
Ko sao đâu... chắc lần đầu khẩn trương quá lên vậy thôi, lần sau em nghĩ là xẽ tốt hơn.
Đấy là ngoài mồm tôi động viên thế thôi chứ trong bụng tôi chưởi thầm... Tổ xư... bà chờ cú pháp sự đã gần hai mươi năm, vậy mà hôm nay mày nỡ lòng phá hỏng của bà, đúng là đồ toi cơm... thế là đêm thứ ba tuy đã tiến hành làm pháp sự nhưng cũng chả nên nước non cơm cháo mẹ gì... đúng là còn chán hơn cả ông gián, he he.
Động phòng hoa chúc.
Kể từ hôm tôi chia tay mẹ để bước chân xuống thuyền vượt biển, mới đó thôi mà đã đằng đằng sáu năm trời, khi ra đi tôi vẫn còn là một cô bé ngây thơ, dại khờ, đến hôm nay bước chân ra tự do thì tôi đã là một phụ nữ có chồng ( vợ chồng trên danh nghĩa thôi chứ mợ vẫn trong trắng nhé... vì mợ đã biết cái của nợ ấy của đàn ông nó dài ngắn, méo hay tròn dư thế chó nào đâu, he he.. thề điếu phét..) ...
Lúc ngồi trên xe cs để ra chỗ chồng đón, tâm trạng tôi vừa hạnh phúc sung sướng vừa bồn chồn lo lắng.
Hạnh phúc sung sướng vì hoài bão và mơ ước của tôi bước đầu đã trở thành hiện thực... Tuy ko được đi định cư ở Tây ở Mỹ, nhưng so với những người phải hồi hương về lừa thì tôi vẫn còn may mắn hơn chán vạn, vì dù gì tôi cũng đã được ở lại HK ( quan trọng nhất là từ nay tôi đã là VIỆT KIỀU... Cứ nghĩ đến cái viễn cảnh sau này về lừa thăm gia đình, đi ra đường mọi người chỉ chỏ xì xầm... Việt kiều đấy... việt kiều hk đấy, là tôi đã thấy sướng râm con mẹ nó ran cả người, he he )
Còn lo lắng là trước mắt... một cô bé mới lớn, còn non nớt chưa từng trải chuyện đời, đơn thân độc mã ko có người thân bên cạnh chỉ bảo như tôi, sẽ phải làm gì để hòa nhập với cuộc sống mới, với chồng và với gia đình nhà chồng .?.
Xe tới nơi, tôi thấy chồng tôi mặt mày rạng rỡ, hớn hở, trên tay ôm một bó hoa to tướng đang đứng cạnh chị làm mối và mấy người đàn ông cũng đi đón vợ... thấy xe dừng lại, mấy người đàn ông mót vợ kinh niên vội chạy đến ngó ngiêng dáo dác xem vợ mình đâu... tôi vừa bước xuống xe thì chồng tôi teo toét lao tới, vừa trao bó hoa cho tôi, chồng tôi vừa liến thắng ( lẩu phồ ngổ sung pẩy nỷ aka vợ ơi anh tặng vợ đây ) tôi đang bẽn lẽn... thì bỗng dưng anh ấy dang tay rồi ôm nghiến lấy tôi vào lòng. Tổ xư... lần đầu tiên trong đời được liền ông ôm, lại giữa thanh thiên bạch nhật, trước mặt bao nhiêu là con người... làm tôi vừa bủn rủn, vừa đỏ bừng cả mặt vì xấu hổ, gớm gớm... ngượng chết đi được cacc ợ, he he.
Sau đó chồng kêu taxi đưa tôi vào trung tâm... chúng tôi đi ăn , ăn xong chồng tôi dẫn tôi đi mua sắm quần áo, dày dép và các thứ đồ dùng sinh hoạt cá nhân...Trên đường đi mua đồ, đầu óc tôi luôn quay cuồng choáng ngợp trước sự tấp nập sôi động và sự hào nhoáng, xa hoa, sang trọng của hk, dù có xem qua phin ảnh ở trong trại nhưng tôi cũng ko thể nghĩ là hk nó lại bề thế, đẹp đẽ và sấm uất đến như vậy ( một con ranh ở một xứ sở đói khát, nghèo nàn lạc hậu, đến một thành phố giàu có, hiện đại vào bậc nhất châu á mà ko choáng váng mí là lạ cacc nhẻ, he he )
Mua sắm chán chê, thì cũng đến giờ tân lang phải đem tân nương về để ra mắt thúc bá, huynh đệ tỷ muội, thân bằng quyến thuộc xa gần của ảnh, he he ( phụ thân, phụ mẫu của ảnh thì cũng đã vào thăm nuôi tôi đôi lần trong trại ) Về đến nhà thì trời cũng đã xâm xẩm tối, thấy chúng tôi về toàn thể già trẻ nhớn bé nhà anh ùa ra cổng đón, ai cũng hồ hởi phấn khởi vì gia đình đã có thêm một nàng dâu mới... Anh giới thiệu tôi với từng người trong gia đình, huynh đệ, bằng hữu của anh ai cũng cởi mở dễ gần, vả lại tôi cũng biết tiếng hk nên ko có sự trở ngại nào trong giao tiếp, vì vậy chả mấy lúc chúng tôi đã trở nên gần gũi thân mật ko còn khoảng cách xa lạ gì nữa, sau khi trò chuyện hỏi thăm chán chê mọi người vào bàn ăn cơm... Hôm ấy gia đình chồng tôi chuẩn bị đón tân nương bằng bữa một tiệc thịnh soạn lắm, tinh những món ngon món lạ như bàongư, tổyến, vây cá... đó là những món mà ở lừa tôi chưa từng nghe qua chứ đừng nói là được nếm thử, cả nhà tranh nhau tiếp thức ăn cho tôi, còn tôi thì tất nhiên là cứ nhiệt tình oánh chén... sáu năm rồi tôi đã được chén bữa cỗ nào thịch soạn như thế này đâu, he he. Cơm nước xong mọi người ( Phống LìXì aka Mừng Xèng) và chúc mừng hạnh phúc vợ chồng tôi, sau đó tạm biệt rồi lục tục kéo nhau ra về... ( hôm đấy tôi thu hoạnh được một mớ khẳm, he he )
Sau khi đăng kí vòng một, mười ngày sau tôi và con ấy đi đăng kí vòng hai luôn, vì tôi làm trên văn phòng cũng có chút quan hệ nên mí nhanh như vậy, chứ thường thì từ lúc đăng kí vòng một cho tới vòng hai cũng phải mất hai đến ba tháng ( ở hk đăng kí kết hôn phải qua hai vòng ).
À nói chút về hôm đi đăng kí vòng hai... Người ta ra tòa thị chính để đăng kí kết hôn thì mặc váy trắng, ngự trên xe hoa Limusin, có bố mẹ anh em bạn bè chứng kiến.... còn tôi và các cô dâu lừa trong trại ra đăng kí thì tuyền ngự trên xe thùng chở tù của cs, he he, hôm ấy tôi mượn được cái váy mào hường, bà mối mua cho bông hoa cài đầu, chị em cùng buồng thì xúm vào tô vẽ cho cái mặt, lúc xe đến tòa thị chính thì chú rể và gia đình nhà trai đón rồi đưa tôi vào phòng đăng kí, nhà trai có mấy người nhà gái có nhõn bà mối và tất nhiên là tôi ... Cũng thủ tục tặng hoa, trao nhẫn, chụp ảnh, rồi tuyên thệ nọ kia, rồi kí tên vào đăng kí... kể ra hôm ấy mà hôn nữa thì lễ đăng kí quá là trọn vẹn he he.
Đăng kí xong lúc tôi rúc lên xe thùng để trở vào trại, thằng chồng dúi vào túi tôi 3 nghìn HK, nói là để tôi vào trại mua hoa quả bánh kẹo mời mọi người liên hoan mừng hạnh phúc, hehe tổ sư bố giống dở . Thế là trong thời gian chờ để ra ngoài đoàn tụ, tháng nào chồng tôi cũng vào thăm nuôi tôi, mỗi lần gặp mặt thằng chồng tôi nó chẳng nói năng gì mấy, chỉ ngồi trợn pha lên dòm vào mặt tôi và liên tục nuốt nước bọt ừng ực, he he.. tô xư, tởm đéo chịu được.
Sau năm lần thằng chồng vào thăm nuôi thì tôi được phóng thích ra ngoài để đoàn tụ với nó, hôm ấy cs cho xe chở tôi và vài chị được ra cùng đợt một đoạn xa khỏi trại, nơi chồng chúng tôi đứng đón rồi thả chúng tôi xuống đó....
Nếu đủ 150 Lai, thì mợ xẽ bốt tiếp phần những ngày đầu của cuộc sống TỰ DO với tựa đề Đêm Động Phòng Hoa Chúc, he he.
Đến giữa năm 93, thì tất cả các trại cấm trên toàn bộ lãnh thổ HK có lệnh chuẩn bị áp giải tất cả thuyền nhân thuộc diện tỵ nạn kinh tế mà ko chịu tình nguyện hồi hương về lừa.
Sáng sáng loa phát thanh của các trại đọc thông báo những số thẻ đã có hồ sơ xin hồi hương ( phát thanh viên Lệ Kẹo ở trai ShaTin...hehe ) mỗi buổi sáng trước giờ phát thanh, không khí cả trại như trùng xuống, im lặng đến đáng sợ, ai cũng cảm thấy căng thẳng bồn chồn lo lắng. Chính bản thân tôi là người đọc thông báo trên loa mà cũng ko tránh khỏi cái cảm giác lo sợ ấy...
Để chống lại việc bị cưỡng bức hồi hương , những người ko muốn bị áp giải về lừa ở các tất cả các trại cấm, đã chuẩn bị băng rôn, khẩu hiệu, truyền đơn kêu gọi tất cả các thuyền nhân tham gia biểu tình, đấu tranh phản đối chống lại chính sách cưỡng bức hồi hương của HCR và chính quyền HK. ( Đỉnh điểm của phong trào biểu tình chống cưỡng bức hồi hương là cuộc bạo loạn của thuyền nhân vào năm 96, năm chính quyền Anh xóa bỏ các trại cấm để trao trả HK về cho TQ vào năm 97.
Vụ ấy thuyền nhân đốt phá rồi xông vào văn phòng của Trại cướp bóc... đàn ông thì dùng vũ khí tự tạo đánh nhau với cs còn đàn bà con gái thì trần truồng nằm giãy đành đạch cào lìn ăn vạ... Vụ cướp phá, bạo động này đã làm rất nhiều người trắng tay, vì có bao nhiêu tiền vàng tích cóp được đều gửi cả ở trong két của văn phòng... năm 95 tôi đã ra tự do, chứ ở lại thì đến vàng răng cũng chả còn, he he... )
À cuối năm 91 anh trai và chú ruột em út bố tôi cũng vượt biên tới HK, anh và chú tôi ở trại helingchau ( trại nằm ngoài đảo xa đất liền, hiện nay trại đó là trại tù của hk ) sau khi hỏi thăm tìm kiếm, biết tôi ở trại SHaTin họ đã viết thư gọi tôi sang đoàn tụ với họ, và nếu phải hồi hương thì mấy chú cháu anh em cùng về, trong thư anh trai tôi viết
( em nên sang đoàn tụ với anh và chú, bây giờ số phận thuyền nhân đã rõ ràng là không có tương lai nữa ... em hãy sang để xin hồi huơng và về cùng đợt với anh và chú . ..từ ngày e đi, đêm nào mẹ cũng thắp hương kêu cầu để mong gặp lại được em, mẹ toàn tự trách và dằn vặt bản thân mình là sao ngày ấy lại để em ra đi một mình....)
Nhận được thư của anh, nhưng tôi cương quyết ko sang đoàn tụ, tôi vẫn nhớ như in lời bà thầy bói nói với tôi và mẹ, trước ngày tôi đi mấy hôm... là tôi phải kiên trì, chịu gian khổ thì mới được thành công... vả lại tôi cũng ko muốn từ bỏ hoài bão và ước mơ của mình ( mơ ước trở thành Việt Kiều, he he ) với cả lúc ấy bên trại ShaTin tôi đang có việc làm đời sống cũng ko đến nỗi nào... cho nên tôi viết thư trả lời anh trai và chú là
( Anh và chú nếu ko ở được thì cứ xin về, không phải lo cho em, em xẽ tìm mọi cách để ở lại cho bằng được, còn nếu như ko ở được thì em xẽ là người bị áp giải về cuối cùng ) Sau khi nhận được thư của tôi, thì một thời gian sau anh và chú tôi xin hồi hương về lừa...
Đầu năm 1994, vì làm trên văn phòng nên tôi biết sắp tới sẽ chuyển một số
thuyền nhân vào trại ManYeen. ( trước đó một tháng tôi được lệnh của cs là phải nhặt tất hồ sơ của những người săp bị chuyển trại để riêng ra một chỗ ) . thấy cs càng lúc càng ráo riết áp giải thuyền nhân về lừa để giải phóng trại,
nên tôi rất hoang mang lo sợ, đêm nằm ko ngủ được cứ suy nghĩ miên man... tủi thân vì mình không có thân nhân ở ngoài tự do để có thể giúp mình tìm
người làm hôn thê ( bây giờ hôn thê với người Việt ngoài tự do hay người Tàu là cứu canh duy nhất giúp tôi được ở lại HK )
Thời gian ấy, mỗi khi nhìn thấy cảnh người được đi ra ngoài tự do hay người phải hồi hương về lừa, là lòng tôi lại dâng lên cảm súc buồn vui lẫn lộn...Buồn vì thương cho số phận các thuyền nhân gian nan vất vả vượt biển, chấp nhận sống chết để đánh đổi hai chữ tự do... mà giờ đây tự do ko có, họ lại phải cay đắng trở lại cái nơi mà họ đã phải dứt áo ra đi...
Vui vì được nhìn thấy những người may mắn được thanh lọc thành công, vui vì các chị được ra đoàn tụ với chồng, các anh được ra đoàn tụ với vợ ở ngoài tự do... Tôi thầm nghĩ và tự hỏi, liệu mình có được như họ ko nhỉ...sau bao ngày suy nghĩ nên tôi đặt vấn đề với một người bạn ở cùng buồng (chị ấy hơn tôi vài tuổi và rất thân mí tôi ) là nhờ chị nói với người chồng Tàu của chị ấy, tìm giới thiệu giúp cho tôi một người đàn ông Tàu. Hồi ấy có một số chị lấy chồng Tàu, sau khi ra tự do thì họ làm nghề mai mối, giới thiệu người Tàu vào lấy gái trại cấm để ăn tiền cò ( mỗi phi vụ thành công các chị ấy đút ví ngon choét 2000 $ Mỹ
Hai tháng sau kể từ lúc đặt vấn đề, chồng chị bạn dắt vào một tintin sấp sỉ u40 để giới thiệu cho tôi coi mắt... Thấy tôi đầu anh ta gật như bổ củi còn miệng thì hét lớn
Cheng cheng aka ngon quá, ngon quá... Ngổ chúng di, ngổ chúng di aka tao ưng, tao ưng .
Tổ xư mày ko ưng mí là lạ... bà mới mười tám tuổi đang phơi phới xuân thì, trắng trẻo tròn chịa xinh xắn, thằng thanh niên đẹp giai nào nom bà thấy cũng rớt rãi dề dề... huống chi một thằng già hói vưỡn chưa biết mùi liền bà như mài. He he.
Nói thật nhìn thấy con tôi cũng nản, đã già hói nhan sắc lại cũng ko được bắt mắt cho lắm, he he... trong khi mình mới lớn lên chưa một lần nói tiếng yêu chứ đừng nói là cầm tay một thằng con trai nào... nhưng cùng đường rồi thì cũng liều một phen mà dắm mắt đưa chân, vì hai chữ tự do đành đánh tổi tất cả ( cũng may là hồi ấy tôi chưa yêu ai nên cũng chả phải lăn tăn hay nghĩ ngợi nhiều, he he )
Nhưng chuyện đáng sợ nhất mà tôi chứng kiến, là chuyện một số chị độc thân sau khi làm hôn thê với người Tàu ( chấp nhận lấy Tàu để được ở lại HK ) trong thời gian chờ chồng bảo lãnh ra ngoài, ở trong trại các chị vẫn yêu đương, quan hệ lăng nhăng với các anh trai lừa cho nên bị dính bầu, có bầu thì ko dám nên trạm xá nạo phá, vì sợ bệnh xá nó ghi vào trong hồ sơ, thằng chồng Tàu ở ngoài biết được thì nó xẽ ko bảo lãnh và đoàn tụ cho ra tự do nữa... Nên họ đành liều mạng thuê người phá thai lậu trong trại, trong trại cũng có mấy ông lang lừa biết cách phá thai, các ông ấy thường xử dụng chiêu bấm huyệt để làm xảy thai, nhưng nếu bấm huyệt ko đạt kết quả, thì các ông ấy xử dụng đến chiêu nạo... Thuốc men linh tinh thì các ông ấy có... mua được từ bọn lừa làm ở trạm xá ( bọn làm trên trạm xá chuyên ăn cắp thuốc tránh thai và thuốc gây mê, thuốc đặt mở tử cung và các loại thuốc phá thai để bán ) qui trình nạo thai cũng tiến hành hehe đúng theo trình tự, nghĩa là cũng tiêmvthuốc tê vào cửa mình, đặt thuốc mở cửa tử cung... nhưng mỗi tội dụng cụ để nạo thai ko có, các ông lang với trí thông minh, sáng tạo tuyệt vời của giống lừa, đã khắc phục khó khăn thiêu thốn ấy, bằng cách lấy cật tre vót mỏng giống như cái dụng cụ nạo thai để tiến hành làm thủ thuật... vì ko có đầy đủ dụng cụ nên khi nạo thai kết quả thường ko được tốt cho lắm, các ca thường bị chảy máu rất nhiều, có những chị may mắn thì chỉ bị chảy máu và đau vài ngày, nhưng có chị ko may bị nhiễm trùng sốt cao, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì mới giữ được cái mạng, giờ nhớ lại mà hãi ko chịu được...
Cuộc sống phức tạp, tương lai thì ko có, người nào cố đấm ăn xôi thì quyết bám trụ ở lại đến cùng ( mà ko cố thì cũng chẳng được, vì ở lừa họ có còn tài sản gì đâu, nhà cửa tiền bạc ko có, hồi hương chỉ có nước đi ăn mày ) còn những ai gia đình ở lừa có điều kiện hơn, lại chán cảnh sống mờ mịt thì xin tự nguyện hồi hương...hồi ấy bọn HCR aka Ủy Ban Về Người Tỵ Nạn của LHQ đưa ra mồi nhử, là ai đến HK sau ngày 16/6/1988 nếu tự nguyện hồi hương xẽ được cho 500$ Mỹ giắt bẹn, về lừa thì được học nghề, được vay vốn iu đãi để làm ăn... còn đứa nào chày cối ở lại, để cs phải cưỡng bức áp giải về thì nhịn... đấy là bọn HCR dọa vậy chứ sau này bọn bị áp giải về cũng được tiền tuốt ( chương trình này là của cộng đồng kt châu âu EEC tài trợ. Tổ xư bọn tây khôn vãi, bỏ ra ít xèng rồi tống chúng mày về quê còn hơn là nhận để rồi phải nuôi báo cô lũ lừa bk đã dốt nát lại còn lười biếng, chỉ giỏi bố láo ăn cắp là ko ai bằng )
TRẠI CẤM 4...
Thời gian mấy năm sống trong trại shatin tôi đã được chứng kiến rất nhiều chuyện nhiều chuyện bi hài, bất chấp thủ đoạn, bất chấp nguy hiểm, của thuyền nhân để mong được ra ngoài tự do...
Thứ nhất là chuyện thanh lọc, vì biết nếu thanh lọc mà thuộc diện ra đi vì lí do kinh tế ( ăn cánh gà) thì xẽ bị tống về lừa... Nên rất nhiều thuyền nhân đã tìm mọi cách để biến mình thành phản động, nào là biên thư về bảo người nhà chạy cho cái giấy truy nã vì tội chống phá chính quyền cách mạng, nào là tham gia mấy đảng phái giời ơi đất hỡi do mấy anh trí thức liu manh trong trại lập ra, tỷ như đảng Tân Dân Chủ, đảng Người Việt Tự Do...v. v. nào là đốt quốc kì VN , nào là xé rồi dẫm lên ảnh của bác hồ vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, nào là làm lễ rửa tội để được nên con Chúa ( Vì nghe nói những người có đạo, xẽ được Tòa Thánh can thiệp để được đi nước thứ ba ) nào là theo đạo tràng của Thanh Hải Vô Thượng Sư.... còn nhiều cái ( Nào là ) lắm, hehe nhớ điếu suể... Rồi nghĩ cách khai làm sao cho hợp lí, cho giống với người bị chế độ đàn áp... thôi thì đủ trò nhố nhăng miễn sao càng phản động càng tốt, nhưng khai thì khai vậy thôi chứ ăn thua là do bọn phỏng vấn, mà nhân viên LHQ nó lạ chó gì thói liu manh của dân bk, nên bk muốn khai kiểu gì thì khai nó vẫn cho die cả loạt..... he he . Nhưng có rất nhiều cô gái chỉ khai ất ơ là hồi ở lừa bị bọn liền ông hãm hiếp, vì quá nhục nhã nên phải vượt biên, ấy vậy mà lại được ra ngoài tự do mí thánh, hehe.
Sau khi thanh lọc ko được xét vào diện tỵ nạn chính trị, rất nhiều người đã tìm cách trốn ra ngoài HK để đi làm, nhất là mấy người có thân nhân ở ngoài tự do... Trại nào dễ, chỉ có hàng rào dây thép gai thì họ tìm cách trèo hoặc chui ra, còn kín cổng cao tường như trại Shatin, ko trèo hay chui rào được thì chỉ có nước bài bệnh ( làm tự thương mình để được đi bệnh viện, sau đó từ bệnh viện tìm cách trốn ra ngoài... Thoát được ra ngoài thì làm đủ trò, anh nào bản lĩnh thì đi cướp giật, trộm cắp, xách thuốc phiện thuê, ai ngoan hiền thì rúc vào các công trường xây dựng mà lao động chui )

Ngoài cắn bú, thì đời sống tinh thần trong trại cũng vui ra phết, bọn choai choai suốt ngày mở băng nhạc ra nhảy nhót, ko nhảy thì xem phin chưởng bộ, phin xhd HK... mỗi tháng một lần hoặc những dịp lễ lớn như noel, rằm tháng 8, tết âm, dương lịch...Trại đều tổ chức các sinh hoạt vui chơi, văn nghệ... như thi hát hò, nhẩy sếch, thể dục thể thao, đấu bóng đá, bóng chuyền giữa các khu....( bóng ban trại phát, loa đài, nhạc cụ... các cái.. lên phòng Phúc Lợi Xã Hội mượn ).
Thanh niên nam nữ trong trại đến tuổi cập kê cũng yêu đương hẹn hò tá lả, rất nhiều đôi đã lên duyên giai ngẫu, cũng tổ chức cưới hỏi, ăn tiệc, chụp ảnh tùm lum vui đáo để... cơm ăn áo mặc có LHQ lo, lại rỗi rãi chả có việc gì làm lên nhiều đôi vợ chồng hoặc tình nhân, lấy chuyện sinh hoạt mềnh màng làm vui... Gớm, ở tập thể, giường tầng bằng sắt cọt cà cọt kẹt, chỉ ngăn với xung quanh bằng chiếc màn gió mỏng, mà cacc ấy coi đồng bào xung quanh như liệt sĩ, tối ngày mê mải làm pháp sự đến quên cả đất giời... thi thoảng ngó thấy bóng cacc ấy đang quật cường... quật cường.... phản chiếu ánh điện sau lớp màn gió mỏng, tự nhiên cũng thấy he he rạo rức ra phết.
Đầu năm 1992 thì tôi đến lượt tiếp kiến, khi tiếp nhận thì hồ sơ của tôi ko được xét vào diện tị nạn chính trị, họ chuyển hồ sơ của tôi vào dạng trẻ mồ côi dưới vị thành niên, chờ xét nhân đạo, nếu may mắn thì có nước nhận, còn nếu không nước nào nhận thì tôi phải tự nguyện xin hoặc chờ áp giải hồi hương như những người khác.
Khi bị từ chối, trong lòng tôi rất hoang mang lo sợ bị áp giải về vn... Tôi nghĩ, vì cuộc sống khó khăn khổ sở, mà tôi đã phải xa ba mẹ, xa anh em ruột thịt của mình, chấp nhận sống chết nguy hiểm để bước chân xuống thuyền đi tìm cuộc sống mới... nếu như phải về thì tôi ko cam chịu, như vậy thì quá bất công cho tôi và cho tất cả những thuyền nhân ko được thanh lọc khác nữa. Nói thật, từ ngày đến hk ko đêm nào tôi ngủ yên giấc, gần như đêm nào tôi cũng khóc vì tủi thân vì nhớ mẹ nhớ nhà... nhưng nếu phải về thì tôi hoàn toàn ko muốn một chút nào, thế nên tôi đã ko xin hồi hương, cương quyết ở lại, cho dù ngày mai cũng chưa biết thế nào.... thôi thì cứ chờ đợi, cứ hy vọng biết đâu cuối đời gặp điệp thì sao hehee
Tuy tương lai mịt mờ như vậy, nhưng tôi vẫn kiên trì học tiếng Anh và tiếng Quảng... được cái là cũng có tý sáng dạ he he... nên chả mấy lâu tôi đã nói được khá thông thạo, vì nói được tiếng Anh và tiếng Quảng nên cs trong trại đã tuyển tôi nên văn phòng hành chính để làm phán dịch và giúp việc lặt vặt cho cs. Tôi cũng được lĩnh 50 đ Lương tháng do LHQ trả, công việc hàng ngày của tôi là quản lý sắp xếp hồ sơ...ví dụ chuẩn bị hồ sơ cho các bệnh nhân trong trại đi ra ngoài bệnh viện khám chữa bệnh. Ngoài công việc được giao, tôi còn hay đi lấy nước uống và cafe giúp cho các anh cs và cú lường, thế nên tôi được họ rất quí ( lúc này tôi mới bỏ hai chỉ vàng mẹ cho trước khi đi ) nhờ Cú lường bán rồi mua hộ nước gội đầu, xà phòng, vải vóc đem xuống trại bán....bán hết lại nhờ Cú lường mua, mua xong lại bán....hehe.
Lãi được tí xèng nào là tôi lại mua vàng gửi két của trại ( khi bước chân ra tự do tôi cũng có mấy cây vàng giắt bím cacc ợ, hehe )
TRẠI CẤM 3...
Ở trại Sheck Cong hơn một nằm, cho đến cuối năm 1991 thì chúng tôi lại phải chuyển vào trại Shatin, đây là trại có những ngôi nhà với hình mái vòm lớn ( chả biết trước kia nó là cái kho hay là nhà chứa máy bay, sau này thuyền nhân vào ở thì gọi nó là Buồng ) mỗi buồng chứa khoảng hơn trăm người, thuyền nhân phải nằm trên giường tầng ( 3 tầng ) do mái buông bằng tôn, nên mùa hè ai nằm tầng trệt thì còn đỡ, chứ ở tầng ba thì chả khác mẹ gì cá phơi trên sân thượng...hehe..nóng vãi mả, mí lại buồng nào cũng chứa hơn trăm mạng, thì chuyện nóng bức ngột ngạt cũng là lẽ đương nhiên....
Trại shatin được chia làm 10 khu...
Khu 10 dành cho người nam độc thân
Khu 3-4 là của bọn QN nhà lão hói mlt
Khu 1-2-5-6-7-8-9 dành cho dân HP và Đồ Sơn, Thủy Nguyên, Hà Nội....và các tỉnh khác.
Vào trại Shatin, lũ trẻ mồ côi như chúng tôi bị ghép ở chung buồng với các chị nữ độc thân, lí do là vì con số trẻ mồ côi không còn đông như hồi ở trại Sheck Cong nữa ( có đứa xin hồi hương, có đứa sang trại khác đoàn tụ mí thân nhân )
Vào đây thì về mặt tổ chức chính quyền trại cũng ko có gì khác, cơ cấu bộ máy lãnh đạo vẫn thế... có trại trưởng, khu trưởng, buồng trưởng... y sì như hồi còn bên trại Sheck Cong.
Cuộc sống trong trại Shatin tốt hơn những trại trước nhiều... khác với trại Sheck Cong, ở trại Shatin những người tham gia vào công việc của trại như trại trưởng, khu trưởng... v. v. Đều được LHQ trả lương ( mức lương theo chức vị nhá..hehe, nhưng cao nhất cũng ko quá 50 $ HK, cước sắc trong trại chủ yếu làm giầu bằng lậu là chính hehee )
Sau thời gian bỡ ngỡ ban đầu thì thuyền nhân cũng quen dần với cuộc sống trong trại, trại cũng giống như một xã hội thu nhỏ... tiêu chuẩn của trại là thuyền nhân được ăn ba bữa mỗi ngày, bữa sáng 2' 4' 6 mỗi người được nửa ca sữa và bánh mỳ lát. ..3'5'7 thay sữa bằng cháo trắng, và bánh mỳ, riêng chủ nhật thì được húp chè đỗ xanh... trẻ em dưới mười tuổi được tẩm bổ thêm quả chứng gà... Hai bữa chính thì cũng đổi món theo ngày, hôm cá he he hôm thịt, chủ nhật thì được ăn cánh gà. hoặc ba tê hộp...hoa quả tráng mồm, táo hoặc cam mỗi ngày một quả... so với cuộc sống ở lừa lúc ấy thì cuộc sống trong trại cấm nói chung là sướng hơn nhiều, lừa lúc ấy còn đói bỏ mẹ...( đấy là còn bị ăn bớt rồi nhé, he he )
Tổ sư điếu làm mà cũng có ăn, bảo sao hồi ấy lừa không kéo nhau đi ầm ầm mới là lạ, hehe....cacc làm trong nhà bếp thì sướng lắm, các cụ nhà ta ví cấm có sai, ( giàu thủ kho lo nhà bếp ) đồ thực phẩm như dầu ăn, trứng gà, đỗ xanh... quản lí cứ hở ra là cacc ấy ăn cắp, rồi mang vào trại bán lại cho mọi người ( thuyền nhân có xèng là do thân nhân ngoài tự do, vào thăm nuôi, hoặc ở nước thứ ba thì gửi về cho ).... những gia đình nào ko có thân nhân ở ngoài thì cứ tiêu chuẩn của trại mà cắn, muốn trao đổi thứ khác thì phải nhịn tiêu chuẩn của trại để đem ra mà đổi ( muốn ăn mì chính thì phải nhịn ăn hoa, hehe ) ngoài ba bữa tiêu chuẩn, thì trong trại còn có các hàng bún phở, bánh cuốn, bánh dán, bán mỳ phục vụ bà con tối ngày ( do thuyền nhân bán )
buồng trưởng còn có trách nhiệm phân công trực vệ sinh, chia cơm nước và lĩnh đồ dùng để phát cho mọi người, ... Còn phần an ninh trật tự thì tất nhiên Trật tự trưởng phải lo, he he. Tuy họ làm ko có bổng lộc gì từ phía LHQ và cs , nhưng họ cũng sà sẻo được khối thứ từ tiêu chuẩn của buồng viên... ( ví dụ ăn bớt phần cơm của mọi người để nấu diệu hehee... cắn những miếng thịt to hơn... quần áo sida được lấy trước, cái nào đẹp họ ẵm, ai có thu cầu thì bán lại... còn, còn nhiều khoản kiếm hìu khác nữa, he he ) nom thế thôi chứ thu nhập cũng khẳm lắm.
Có quyền hành trong tay, cộng thêm bản chất liu manh côn đồ, lại được cs bật đèn xanh, nên mấy ông khu trưởng, buồng trưởng, trật tự trưởng ngông nghênh phách lối lắm, ngoài ăn chặn, ăn bớt tiêu chuẩn, họ còn động chút là đánh đập chưởi bới và coi mọi người trong trại ko ra gì cả... đúng là chó gặm xương chó... khốn nạn hết chỗ nói. Đáng sợ nhất là có lần tôi tận mắt được chứng kiến bọn chân tay của mấy tay máu mặt, dùng dùi nhọn cắm lều thẳng tay đâm chết tươi một tay cũng là dân anh chị ( chúng nó thù nhau từ ngoài đảo bò ) nhìn tay đầu gấu dãy đành đạch trên vũng máu mà tôi sợ đến đái mịa nó cả ra quần, người thì run lên cầm cập....Hình ảnh ghê rợn đó ám ảnh tôi cả mấy năm giời.
Những ở đời gieo nhân nào thì gặt quả ấy, nhiều tay anh chị sau này hồi hương về lừa, bị chính những người bị họ đè nén, áp bức trong trại trả thù...điển hình là vụ Sìn Cơm một tay anh chị khét tiếng, hồi hương về lừa được mấy ngày thì bị giang hồ Phòng đâm chết tốt .
( nói về đánh nhau giữa HP và QN, thì trận đánh hồi giữa năm 90 trong trại Sheck Cong là khủng khiếp nhất, nói đến thì hầu như thuyền nhân nào ở HK cũng biết, ngày ấy báo chí Hk đưa tin ầm ĩ về vụ đánh nhau này...trận ấy dân HP và QN bằng những vũ khí tự tạo như tuýt nước, thanh coóc nhe giường sắt mài nhọn, gậy gộc, đã phá rào xông vào khu của nhau rồi gây lên một trận hỗn chiến kinh hoàng với rất nhiều thương vong của cả hai phía, cs HK phải huy động hàng mấy nghìn cs chống bạo động dùng lịu đạn cay và vòi rồng đàn áp thẳng tay thì mới dẹp yên được trận hỗn chiến này, rất nhiều người bị cs bắt và có người đã bị xử đến mấy năm tù...mẹ nó chứ, sao dân HP mí dân QN nó lại hung hăng thế ko biết )
Các cô gái mới lớn xinh đẹp cũng vẫn là mục tiêu của các tay anh chị trong trại, tất nhiên là họ ko bị hãm hiếp một cách thô bạo như ngoài đảo Bò, nhưng đã bị chấm thì ai cũng phải chấp nhận làm vợ làm người tình của họ mà thôi... khó mà thoát được, tất nhiên là cũng có khá nhiều chị tự nguyên lấy các anh đầu gấu để được che trở, để có cuộc sống đủ đầy hơn và quan trọng là họ cũng thích được làm cha làm mẹ thiên hạ.
Ngày ấy còn nhỏ nhưng tôi cũng hiểu được những nỗi đắng cay, tủi nhục của phận đàn bà, con gái độc thân trong trại cấm, tôi ghê tởm với cảnh sống không có tình người, cùng là con người mà nhiều khi họ đối sử với nhau ko khác gì con vật. Tôi luôn sống trong lo sợ, buồn tủi, vì phải chứng kiến những gì xấu xa xảy đến với những người con gái trẻ trên đảo Bò, cho nên tôi rất sợ hãi... ko biết tương lai của mình mai này rồi xẽ ra sao.
Nhưng rất may mắn khi vào trại Sheck Cong, thì LHQ thanh lọc toàn bộ số trẻ em dưới tuổi vị thành niên , ko có cha mẹ đi cùng ( gọi là trẻ mồ côi ) trong đó có tôi, cho ra ở khu vực riêng, được bảo vệ riêng, được cấp sách bút, quần áo đầy đủ.... hàng ngày được các Sơ của đạo Tin Lành ở ngoài HK vào dạy chúng tôi tiếng Anh và môn tâm lý học. Từ đó tôi bắt đầu lao vào học tiếng Anh, với suy nghĩ là mình biết tiếng Anh thì đến khi đi tiếp kiến xẽ gặp được nhiều thuận lợi...
TRẠI CẤM 2...
Sau khi vào Sheck Cong một thời jan, cảnh sát HK chia trại ra làm 5 khu.
Khu 1 là khu rành riêng cho phụ nữ độc thân. Những tưởng toàn phụ nữ, lại đồng cảnh tha hương khốn khổ thì họ xẽ yêu thương bao bọc lấy nhau, ai ngờ ở đâu cũng có những kẻ muốn ăn trên ngồi trốc, muốn đạp lên đầu, lên cổ người khác để sống, khu nữ cũng vậy, chả thoát khỏi cảnh cá lớn nuốt cá bé... Cũng đánh đấm nhau tranh giành ngôi thứ, cũng chia bè phái rồi bắt nạt đè nén những người thân cô thế cô yếu thế hơn mình. Vì toàn là nữ ở với nhau nên hàng ngày cũng xảy ra lắm chuyện bi hài, dở khóc dở cười ... Nào là đánh chửi nhau vì nhan sắc, vì manh quần tấm áo, vì yêu đương, vì ghen tuông giữa những cặp đồng tính... thôi thì đủ trò lố bịch, he he.
Một trong những chị đầu gấu hồi ấy ( là cái chị mấy lần chụp ảnh cùng lão hói rồi bốt lên fb đấy... y thị người QN, trong trại cấm cũng một thời khốc liệt, chửi bới, oánh chém người như ngóe...tộ sư lão hói đợt rồi gặp thị, hai đứa nhận ra nhau là đồng hương, thế là soắn lấy... tâm sự hỉ hả ra chiều tâm đắc lắm. Giờ y thị cũng có tuổi, rất năng vào chùa Làng Mai tu tập, chắc y thị muốt gột rửa những lỗi lầm của một thời nông nổi, cũng như nương nhờ tam bảo để mong tìm được sự thảnh thơi, an lành cho quãng đời còn lại ).
4 khu còn lại thì phân cho dân các tỉnh ( Dân nam đã có khu riêng ko tính ). Tuy tách riêng, nhưng ban ngày cs vẫn mở cửa thông cả 5 trại cho thuyền nhân qua lại chơi bời thăm viếng nhau, hehee... Đến 6 h tối thì cs mới đóng cửa, khu nào ở nguyên khu đấy...Sau khi phân khu cs HK cho thuyền nhân bầu mỗi khu một khu trưởng và khu phó, mỗi buồng một buồng trưởng và một buồng phó, một trật tự trưởng và phó ( chính sách Người Việt trị người Viêt ) Ai lắm những chân này thì được rất nhiều ưu đãi còn quyền hành thì ghê lắm, cho nên những vị trí thơm tho này tất nhiên là phải rơi vào tay mấy anh chị có máu mặt ...
Nhiệm vụ của khu trưởng là hàng ngày lên nhận thông tin nọ kia... các cái, từ văn phòng LHQ và cs HK , sau đó về phổ biến lại cho buồng trưởng để buồng trưởng thông báo cho các thuyền nhân, ngoài nhiêm vụ thông báo tin tức,
Thời jan cứ nặng nề trôi, sau ba tháng khốn khổ trên đảo Bò, cuối cùng cs cũng giải quyết cho tầu chúng tôi vào trại Thanh Châu để sát trùng, trước khi chuyển chúng tôi vào trại Sheck Cong. ( Sheck cong là sân bay cũ của HK, sau khi đóng cửa họ biến nó thành trung tâm huấn luyện quân sự, khi thuyền nhân ồ ạt tới HK chính quyền cho dựng lều bạt dã chiến trên đường băng để cho thuyền nhân ở ) Vì ở trong lều bạt nên mùa hè thì nóng bức khủng khiếp, hôm nào trời mưa muỗi mòng nhiều như chấu, còn mùa đồng thì gió lùa tứ phía... lạnh đến thấu tim gan, biếm bủng cứ gọi là teo sạch, he he. ( à quên, những người đi cùng thuyền được ở chung một lều ) 
Vào đây thì tất nhiên điều kiện sinh hoạt khá hơn ngoài đảo Bò vì có điện và nước ngọt, nhưng cuộc trước mắt thì vẫn cơm trại ngày ba bữa, đồ dùng sinh hoạt cá nhân tuần được phát một lần. Vì vẫn sống tập thể nên dù ở đâu cũng chẳng thoát được cảnh cướp bóc, đánh nhau tranh rành ngôi thứ của các tay anh chị... hết chia hai miền Nam Bắc, giờ miền bắc ở với nhau thì lại chia tỉnh oánh nhau tiếp ( dân Nam thì ko có gì) nhưng dân Bắc điển hình là Quảng ninh, Hải phòng tối ngày tẩn nhau khốc liệt... Cảnh sát tách QN với HP ra, thì HP quay sang đánh HP, Đồ sơn chiến Thủy nguyên, Phố đánh Vĩnh bảo... Đâm chém nhau búa xua, loạn xạ ngậu..
Hôm cs chuyển dân MN đi, có một gia đình bác Hoa kiều người MN, đã tình nguyện xin ở lại để làm phán dịch giúp cho dân MB.. .
Lúc đầu mấy anh đầu gấu MB cũng ko muốn gia đình bác ở lại... Nhưng khi có người hỏi bác chủ gia đình là
Tại sao gia đình bác không chuyển đến chỗ mới, sao bác ở lại đây... Bác ko sợ bị kì thị à. ?.
Nghe hỏi thì bác ấy trả lời thế này... Tôi đi thì tất nhiên gia đình tôi sẽ được an toàn... Nhưng nếu tôi đi rồi, thì số mấy ngàn thuyền nhân ở đây, ai sẽ là người tranh đấu cho họ, để họ sớm được vào đất liền. ( bác này tiếng Anh, tiếng Hoa rất giỏi và lại thông tỏ luật pháp quốc tế )
Nghe bác nói vậy mấy anh đầu gấu im lặng ko phản đối gì nữa... gia đình bác ở lại làm phiên dịch cho người MB một thời gian, thì cũng phải chuyển đi nơi khác vì tình hình an ninh trên đảo càng ngày càng phức tạp... Sau khi gia đình bác Hoa kiều tốt bụng ấy chuyển đi, cs đã phải thuê phán dịch bên ngoài hk, vào làm phiên dịch trên đảo.
Đêm đêm nằm nghe tiếng khóc ấm ức, tức tưởi của những người đàn bà, con gái bị làm nhục... tiếng bò rống thảm thiết vì bị những con người đầy thú tính cầm đá đập vào đầu... Tôi rất sợ hãi và cảm thấy vô vọng tột cùng ( Cũng may hồi ấy tôi còn trẻ con, mí cả gầy gò ốm yếu, người như con cá mắm nên ko lọt vào mắt xanh của anh nào, chứ phây phây như bây giờ thì... He he ).
Nhiều anh chị sẽ thắc mắc là cs đâu mà lại để như vậy.?.
Thưa cacc, Cảnh sát thì có đấy, nhưng ở chỗ hỗn quân hỗn quan như vậy thì ko phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được.... mà cũng có khi cs họ cố tình để tình trạng hỗn loạn như vậy, để mọi người nản mà xin hồi hương, và những người có ý định đi thì ko dám vượt biên đến HK nữa.
Sống vật vã, khổ sở mấy tháng trời ngoài đảo Bò như vậy, nên rất nhiều người chán nản làm đơn xin hồi hương ( Tổ xư lão Zẻ ).... Sau một thời gian thấy dân hai miền Nam Bắc Lừa đánh nhau mạnh quá, cứ để sống chung một chỗ thì tình hình sẽ ko biết thế nào... nên cs HK đã tách riêng họ ra, dân MN được cs ưu tiên đưa vào sống trên những chiếc Phao Nổi đặt gần đất liền... ( Phao nổi là những chiếc Sà lan cũ được cs tận dụng neo lại với nhau ) còn dân MB thì vẫn ở lại đảo Bò.
Vì đảo bỏ hoang lâu ngày ko người ở, nên ko có hệ thống điện... Thôi thì ko có điện cũng chả sao, nhưng ko có nước ngọt thì đến là khổ, ngoại trừ nước uống được cs cấp, thì hầu như mọi sinh hoạt như tắm giặt, rửa ráy... các cái, đều phải xài nước biển. Một cái khổ nữa là ko có nhà vệ sinh.... thôi thì ăn đâu ỉa đấy, đôi khi phải nằm cạnh luôn cả đống phân khô mà ngủ, hôi thối bẩn thỉu vô cùng... Những khó khăn trên, với cánh đàn ông thì còn đỡ, nhưng với đám liền bà con gái thì quả là bất tiện mọi bề.
Do điều kiện ăn ở khó khăn, thiếu thốn, cộng thêm hàng ngàn con người ở các miền tập chung tại một chỗ.... Mà cacc lạ gì cái giống Lừa, bỏn thường thiếu tính đoàn kết, nặng tính địa phương chủ nghĩa, hay phân biệt vùng miền. Cho nên khi Lừa các nơi mà tập trung một chỗ thì rất hay xảy ra xung đột.... Nhất là xung đột giữa người miền bắc và người miền nam...
Người miền Nam bản tính vốn hiền lành, lại có thời gian dài sống dưới chế độ tư bản ( Đấy cũng là cơ sở, để khi thanh lọc hầu như tất cả người MN đều được cấp qui chế tỵ nạn chính trị ) nên ít nhiều họ cũng học cái văn minh cái lịch sự, họ lại giỏi tiếng Anh và tiếng Hoa nên họ có sự cao thông rất tốt với nhân viên LHQ và cs HK... cho nên họ được cs HK thiện cảm và ưu ái hơn rất nhiều so mí người miền Bắc ( Người MB thì ngược lại nha... Chỉ giỏi hung hăng và bố láo ăn cắp )
Vì thấy người MN được nhân viên LHQ và cs HK ưu ái hơn, nên người MB thường xuyên kiếm chuyện để đánh nhau với họ. Người ta đánh nhau vì mọi lí do, đánh nhau vì ý thức hệ ( người bắc tuy vượt biên sang HK rồi những vẫn còn yêu đảng yêu bác lắm, tổ xư ) đánh nhau để rành giật miếng ăn ( dân bk đói khát kinh niên nên coi miếng ăn to lắm ).
Ngoài đánh nhau, các anh BK có máu mặt còn tổ chức vào cướp các kho nhu yếu phẩm, bắt rồi giết trộm bò hoang... Đáng sợ và khốn nạn hơn nữa, là những người đàn bà, con gái nào có chút nhan sắc là thường xuyên bị các anh ấy tìm cách cưỡng bức , hành hạ...
Trại cấm !
Tầu cảnh sát áp sát vào tầu chúng tôi, họ quăng dây sang, bảo mọi người cột chặt lại để họ kéo đi, đến sáng thì họ kéo tầu chúng tôi ra một hòn đảo lớn, nằm khá xa đất liền. Khi cập vào đảo, trước mắt tôi là hàng trăm con tầu của thuyền nhân đến trước tầu tôi đang đậu ở đấy, cái nào trông cũng mục nát, cũ kĩ , tơi tả như chính chủ nhân của chúng... những phận người khốn khổ, vì nhiều lí do mà phải bỏ xứ ra đi...( Chủ yếu là đói ăn ) he he.
Sau khi đến đảo Bò, cảnh sát nên tầu đánh số tầu, (Đánh số thứ tự, tầu tôi là chiếc thứ 338 đến hk kể từ đầu năm 89) tiếp đó họ đếm và ghi lại tên tuổi tất cả mọi trên tầu...
Giới thiệu qua một chút về hòn đảo mà chúng tôi vừa được kéo vào... Đó là một hòn đảo khá lớn, nằm biệt lập với những đảo lớn khác ( ở HK tất cả các đảo lớn đều nối với nhau bằng cầu và hệ thống đường hầm xuyên biển ) Trên đảo rừng núi hoang vu, vì đang mùa hè nên nắng nóng gay gắt. Ngày trước trên đảo có những trang trại chuyên nuôi bò, sau này chả hiểu vì lí do gì mà người ta ko nuôi bò nữa, lúc đóng cửa trang trại một số con bò sổng ra ngoài rừng và trở thành bò hoang, do ko bị bắt giết nên qua thời jan chúng sinh sôi rất nhiều (ở hk bò hoang, chó hoang, mèo hoang cứ gọi là nhiều vô đối, hehee ở lừa thì... ) Khi thuyền nhân đến thấy trên đảo có nhiều bò, thế là bỏn đặt luôn cho cái đảo ấy là Đảo Bò, và đảo Bò trở thành một địa danh, ghi những lại kỉ niệm đau buồn, mà mỗi lần nhắc đến nó là thuyền nhân đã từng đến đây ko khỏi ngậm ngùi.
Do đảo có nhiều Chuồng trại nuôi bò cũ, lại biệt lập , nên chính quyền đã tận dụng để liu giữ tất cả những thuyền nhân mới đến HK, trước khi phân loại và chuyển họ vào các trại cấm ở trong đất liền... Tuy nhiên do số Chuồng trại có hạn ( Lừa ở Chuồng là đúng mẹ gồi nhỉ, hehee ) trong khi lượng người thì quá đông, nên đa số thuyền nhân phải căng lều bạt nằm ở ngoài trời ( lều do cs cấp ) một số khác thì ở luôn dưới thuyền. Hàng ngày có tầu cs trở cơm hộp, nước uống từ trong đất liền ra đảo phát cho mọi người, ngoài cơm nước, thì hàng tuần, mỗi người còn được cấp một cuộn giấy vệ sinh.
Ông thuyền trưởng thì luôn mồm giục đám thanh niên tát nước, vì quá hoảng sợ nên mọi người ko còn tự chủ được nữa, thuyền trưởng thì bảo đi hướng này, ông lái thì bảo đi hướng kia... Chả ai bảo được ai, mỗi người một ý nên sảy ra cãi vã mắng chửi nhau om sòm... Tiếng trẻ con khóc, tiếng đàn bà gào thét thảm thiết, tạo lên một khung cảnh hỗn loạn, bát nháo, cảm giác như phút giây tận thế đang đến thật gần... Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, lúc đó mọi người trên tàu chỉ còn một nơi bấu víu duy nhất, đó là kêu đến trời, phật, thánh thần, chúa... Ai theo đạo gì thì cứ việc lôi Đức Tin của mình ra mà réo, mà gọi, he he.
Vật lộn mí cơn bão cả đêm đến gần sáng thì sóng gió cũng qua, con tàu tả tơi rách nát, máy chính bị hỏng hoàn toàn, mọi người hoàn toàn kiệt sức, ai cũng nằm rũ rượi, thoi thóp thở như những con cá bị hất lên bờ...Thoát được cơn bão thì chúng tôi lại phải đối mặt với một thực trạng khác cũng ko kém phần nguy nan, đó là số lượng thực và nước uống trên tàu cũng gần cạn kiệt, khẩu phần hàng ngày của mọi người, giờ chỉ là một bát cháo loãng cầm hơi... Chú hàng xóm nói, nếu ko vào được đất liền, thì chỉ trong vòng 4-5 ngày tới chúng tôi xẽ cầm chắc cái chết, vì lúc ấy trên tàu chẳng còn thứ mẹ gì để có thể nhét vào mồm.
Đám đàn ông tuyệt vọng, gần như buông xuôi tất cả, phó mặc cho số phận và biển cả muốn đưa con tàu trôi đi đâu thì đi, chỉ còn mấy bà già và đám phụ nữ lầm rầm đọc kinh, cầu trời khấn phật, mong những đấng bề trên thương tình mà giang tay cứu vớt chúng tôi, những phận người khốn khổ...
Thế rồi, ơn trời, ơn phật, ơn chúa, (gí bím vào ơn đảng ơn bác, he he ) sau 25 ngày lênh đênh vô vọng trên biển thì phép mầu đã xảy ra, chúng tôi gặp được các vị bồ tát, đó là các ngư dân trên một tầu cá TQ, họ đã giúp đỡ, cho chúng tôi ăn uống và kéo tầu chúng tôi vào thành phố Bắc Hải.
Sau khi đến bờ, thuyền trưởng và đám đàn ông kiểm tra lại toàn bộ tình trạng hỏng hóc của con tàu, sau đó ông kêu gọi mọi người đóng góp thêm tiền, vàng để mua vật tư sửa chữa tàu, mua dầu máy, mua La bàn, ( chặng trước đi vo... tý toi. Tổ xư anh Tài công rởm ) mua lương thực, thực phẩm, mua nước uống, để chuẩn bị cho chặng đường còn lại.
Trong thời gian 10 ngày chờ sửa tầu ở Bắc hải, mọi người đổ xô nên bờ, ai có vàng thì bán vàng lấy tiền mua đồ ăn để he he tẩm bổ.... Người ko có tiền thì vào nhà dân quanh đấy xin ăn, tôi có hai chỉ vàng của mẹ cho trước khi đi, nhưng không dám bỏ ra bán ( vì sợ bọn Tào nó chuội... đéo trả xèng ) Nên tôi cũng đành phải đi xin ăn như những người ko có tiền khác. Chúng tôi canh me, cứ đến giờ cơm là xông vào xin, bữa thì tôi xin được bát cháo trắng với cá khô, bữa thì được chỗ thức ăn thừa, có bữa vào muộn chả xin được mẹ gì, đành ôm bụng chịu đói...( bây giờ nghĩ lại, ko hiểu sao lúc ấy tôi chịu đựng đói khổ giỏi như thế ) Cứ xin ăn xong tôi lại về quanh quẩn chơi ở gần chỗ tầu đang sửa ( lúc ấy trong đầu tôi có ý nghĩ... Mình ko ở đấy, nhỡ đâu họ sửa xong rồi đi.... thì có mà chết rở. Cũng biết lo xa ra phết cacc nhỉ, hehee ).
Sau khi sửa chữa tàu, bổ xung nguyên liệu, lương thực nước uống đầy đủ, chúng tôi lại tiếp tục lên đường ( có hai gia đình bỏ cuộc để quay về vn, chặng đi trước làm họ tởn nên ko dám đi tiếp nữa )
Chặng đường sau này từ Bắc hải tới HK ko xảy ra chuyện gì đáng kể, vì có La bàn và trước khi thuyền trường cùng với tài công đã nhờ dân địa phương chỉ bảo rõ hướng đi, nên tàu cứ theo hướng đông bắc mà ngược ( đấy là nghe người lớn nói chuyện vậy, chứ con ranh như tôi thì biết cứt gì ) Đến đêm ngày thứ 13, đang thiu thiu ngủ thì tôi chợt tỉnh vì thấy tiếng người xôn xao, tôi trèo vội lên boong thì thấy mọi người đang bàn tán chỉ chỏ về phía ngọn đèn đỏ đang nhấp nháy phía trước mũi tầu... Bỗng có tiếng loa vang lên...
( Bắt đầu từ nay, một chính sách mới.
Tất cả các thuyền nhân việt nam đến hong kong...vì lí do kinh tế, sẽ bị coi là người nhập cảnh trái phép...) còn gì nữa điếu nhớ..hehe.
Thì ra đấy là đèn trên tàu tuần duyên của cs HK, họ ra để chặn và thông báo chính sách mới của tổ chức HCR đối với những thuyền nhân đến HK sau 0h ngày 16/6/1988.
Mọi người nhất loạt reo vang, cảm xúc sung sướng vỡ òa, đám thanh niên thì đeo phao vào người rồi nhẩy ùm xuống biển, còn cánh đàn bà con gái thì vừa khóc, vừa hét... đến rồi...đến nơi rồi... vừa cầm quần áo khua, vẫy loạn xạ...
Hồng Kông... Bến bờ của tự do, của những hoài bão và ước mơ... Cái đích đến, mà Thuyền Nhân chấp nhận đánh đổi bằng những chuyến đi đằng đẵng trên biển, bằng đói khát bệnh tật, bằng máu và nước mắt và hơn cả là bằng chính mạng sống của mình... thì giờ đây nó đã hiện ra ngay trước mặt...( Tự do chưa thấy đâu... bảy năm trời lê thê sau hàng rào dây thép gai Trại Cấm, he he ).
Dừng bốt tranh thủ vào phòng làm cú mềnh màng pháp sự mí lão hói, he he.
Phần ba với nhiều tình tiết gay cấn, bi hài, có tựa đề Đảo Bò. Mời các quí anh 6 múi mlt, cùng các quí chị yêu kiều xinh đẹp, đón đọc và nhiệt tình động viên cổ vũ.
Khoảng 12h đêm xe chạy đến điểm tập kết, điểm tập kết là rừng Sú nằm sát bờ sông... chúng tôi chia thành nhiều tốp nhỏ, lặng lẽ dắt díu nhau đi dọc triền đê hơn một km nữa thì mới đến chỗ đồ tầu... tới nơi tôi thấy một con tầu gỗ khá to, thành tàu rất cao nên tôi không thể tự chèo nên được, hai anh thanh niên đi cùng phải xốc nách đẩy tôi nên, nên tàu tôi và mọi người bị ấn ngay xuống dưới khoang, khoang tàu tối om chật chội, chúng tôi chen chúc ngồi xếp lớp nên nhau chả khác gì cá mòi đóng hộp ( chuyến đó đi 128 người ) Tàu vừa rời bến thì mấy người tổ chức pha một nồi sữa cho tất cả trẻ con trong đó có cả tôi uống, uống xong bát sữa một lát sau thì mắt tôi díu lại và ngu thiếp đi lúc nào ko biết, tôi và lũ trẻ ngủ li bì, cứ đứa nào tỉnh là họ lại tọng sữa hoặc nước đường vào mồm ... Sau khi tàu thoát khỏi hải phận vn, sang đến hải phận tq thì lũ trẻ hehee mới ko được cho bú sữa nữa ( sau này tôi biết, là khi tàu còn trong lãnh hải vn, những người tổ chức đã pha thuốc ngủ vào sữa để cho lũ trẻ chúng tôi uống để ngủ... Còn lí do tại sao họ làm vậy chắc cacc cũng hiểu, tôi ko cần nói thêm )... Hết thuốc ngủ thì tôi bắt đầu bị say sóng, tôi say vật vã khổ sở , đã thế lại còn đói vì hai ngày ko được ăn gì, chỉ bú sữa với nước đường nên tôi nôn ra toàn mật xanh, mật vàng... Có lần tôi nôn ra cả mấy con giun, he he hãi ko chịu được.
Chỉ vì một lỗi sơ xuất của những người tổ chức, đó là họ ko chuẩn bị La Bàn, họ đã quá tin tưởng vào tay nghề và kinh nghiệm đi biển của ông Tài công người Đồ Sơn... Cho nên chuyến đi của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm.
Vì ko có La bàn, sau khi sang đến hải phận TQ, tầu chúng tôi bị trôi lạc, mất phương hướng ko biết đường nào để đi. Mọi người vô cùng hoang mang lo sợ và kinh khủng nhất là hôm chúng tôi gặp bão ... Biển cả mênh mông ko biết đâu là bến bờ , chiếc tàu như chiếc lá mong manh, trồi lên ngụp xuống, chao bên này ngiêng bên kia, gió rít lên từng hồi, những cơn sóng lớn đánh trào lên như muốn nhấn nuốt chửng con tầu, nước mưa và nước biển dội ầm ầm xuống dưới khoang... Tôi hoảng sợ bám chặt lấy người bên cạnh, và nghĩ bụng phen này mình chắc chết... rồi tôi nghe thấy tiếng của chú hàng xóm gào nên .... Lấy bạt đậy kín khoang tàu lại, ko được để nước tràn xuống bên dưới ( vì sợ nước tràn vào khoang nhiều quá, ko bơm kịp xẽ đắm tàu ) đáng sợ hơn nữa khi nghe chú nói tiếp với vợ
( Em lấy dây, rồi buộc ba mẹ con vào với nhau nhé... Cô chú có hai đứa con gái cũng trạc tuổi tôi )
Phần hai
38 Ngày lênh đênh trên biển.
Bước chân nên tàu, tôi ngồi cạnh cửa sổ rồi hướng về phía mẹ. Nhìn dáng mẹ gầy gò, bởi sớm khuya, bươn chải vất vả kiếm tiền nuôi nấng anh em chúng tôi, mà lòng tôi quặn thắt, có cái gì đó nghèn nghẹn nơi lồng ngực mà tôi ko thể thốt nên thành lời.. Mẹ đưa tay lau vội nước mắt, gật đầu ra hiệu chào tôi lần cuối, rồi thẫn thờ dắt chiếc xe đạp Hải Hà quay đầu ra về. Lúc ấy tôi thấy thương mẹ vô cùng, chỉ muốn khóc và gọi mẹ thật to, nhưng tôi ko dám...tôi cố gắng ghìm nén tình cảm của mình, vì tôi biết nếu tôi cất tiếng gọi mẹ, thì chắc chắn tôi xẽ ko bao giờ có thể bước chân ra đi được nữa.
Tàu chầm chậm chuyển bánh, bóng dáng mẹ cũng dần khuất xa. Tôi ngồi lặng lẽ ôm khư khư cái túi hành lý, trong lòng cảm xúc buồn vui đan xen lẫn lộn ... Buồn vì cái cảm giác chia tay với mẹ ban nãy, buồn vì từ nay tôi phải xa gia đình, xa anh em, bè bạn... Vui vì chuyến đi sắp tới, cho dù ko biết trước kết quả chuyến đi xẽ lành hay dữ như thế nào. Như tôi đã nói ở phần trước... lúc ấy tôi ko biết sợ là gì và cũng chưa biết là mình xẽ phải xa ba mẹ, xa gia đình biền biệt tới hàng chục năm trời.
Đến ga Phú Thái, cô hàng xóm ra hiệu cho tôi xuống tàu, lúc đó tôi mới biết nhóm chúng tôi có khoảng hai mươi người, chồng cô hàng xóm là nhóm trưởng, ra tới đường cái chúng tôi tách ra đứng rải rác khắp nơi để tránh bị để ý, khoảng 4h chiều thì chiếc xe khách, được những người tổ chức chuyến đi thuê để trở người vượt biên ra bến tập kết, đến đón nhóm chúng tôi ( nhóm chúng tôi là nhóm cuối cùng lên xe )... Xe chạy loanh quanh cả buổi chiều, khi bụng tôi bắt đầu sôi lên vì đói và người cũng rã rời vì mệt, thì xe dừng lại ở đoạn đường có rất nhiều quán ăn, ( Tôi không biết chỗ ấy tên là gì ) bác lái xe quay lại ân cần nói với mọi người...
Chưa đến giờ tập kết, mọi người xuống xe tranh thủ đi vệ sinh rồi ăn uống, nhớ ăn nhiều vào, đây là bữa ăn cuối cùng của mọi người ở vn đấy.
Mọi người lục tục kéo nhau vào quán, còn bác lái xe với anh phụ chui vào gầm hí hoáy sửa chữa gì đó, ( tôi đoán là họ giả vờ ). Tuy đói nhưng vì say xe nên tôi cũng chả thiết ăn uống, thấy tôi như vậy cô hàng xóm nói...
Cố gắng ăn đi con, đường còn xa phải ăn nhiều vào mới có sức mà đi con ợ... Nghe cô, tôi cố gắng ăn hết xuất cơm của mình.
Một lúc lâu sau, bác tài vào nói với mọi người là xe đã sửa xong, mọi người mau lên xe để còn tiếp tục nên đường.
Ngày ấy thấy hàng xóm láng giềng có người nhà bên nước ngoài, gửi tiền và đồ về cho thân nhân, tôi thấy họ thật sung sướng, hạnh phúc, trong lòng tôi luôn ao ước, giá như nhà mình cũng có thân nhân ở nước ngoài như họ thì có phải sướng biết bao... Nên khi nghe mẹ nói vậy tôi nghĩ, nếu như vượt biên thoát thì mẹ con tôi xẽ có cuộc sống sung sướng, quan trọng hơn cả là tôi sẽ thành Việt-Kiều, hehee có mà oai hơn cóc nhé ( hồi ấy VK thì khiếp lắm ) ... Thế là tôi gật đầu đồng ý luôn, mà ko vấn vương suy nghĩ hay lăn tăn lo sợ một điều gì cả.
Trước ngày xuất hành mấy hôm, mẹ chở tôi đi coi bói, để xem chuyến đi mà mẹ con tôi tham ja tới đây có được hanh thông, may mắn hay ko... Sau khi xem bàn tay mẹ, thì bà bói phán rằng...
Hai mẹ con cô không thể đi cùng với nhau được, vì đường xuất ngoại của cô ( mẹ ) rất tối, nếu hai mẹ con đi cùng sẽ ko thoát, chỉ có con gái cô là đường xuất ngoại sáng rõ, nhưng sẽ vất vả..nhưng nó ( tôi ) phải kiên trì thì mới thành công được như ý...
Nghe bà bói phán vậy tôi cũng hơi buồn, vì sợ mẹ sẽ từ bỏ ý định, nên tôi vội nói với mẹ.
Thôi mẹ ở nhà chăm nom bố và anh, em.. để con đi một mình cũng được...
Mẹ ôm chặt tôi vào lòng, hai hàng nước mắt tuôn trào, rồi nói
Mẹ chỉ có mình con là con gái, mẹ muốn hai mẹ con ta cùng đi, mẹ không muốn con còn nhỏ mà phải xa mẹ, có chuyện gì sảy ra mẹ sẽ là người có tội với gia đình ông bà nội và ba con.
Nghe mẹ nói tôi zất thương mẹ, nhưng với cái bản tính, bướng bỉnh, mạnh mẽ, muốn gì thì phải làm cho bằng được có săn trong người... với cả năm đó tôi mới bước vào tuổi 14, còn non nớt nên đâu có thể lường trước được những nguy hiểm, khó khăn, jan khổ mà tôi xẽ phải gánh chịu trên hành trình vượt biển... Nên tôi an ủi, động viên mẹ ko phải lo nắng chi cả, cứ để tôi đi một mình cũng được....và lòng quyết tâm của tôi đã khuất phục được mẹ.
Trưa ngày 26 / 6 /1989, hôm ấy trời nắng gay gắt, mẹ đưa tôi ra ga Hải phòng để đi Hà nội ( Đi ngược lên Hà nội để đánh lạc hướng công an ). Trước lúc đi, mẹ đưa cho tôi cái túi xách đựng hành lí, trong đó mẹ chuẩn bị cho tôi ba bộ quần áo, mấy phong bánh lương khô, giấy khai sinh...một tấm ảnh đen trắng chụp cả gia đình, mấy loại thuốc cảm, cúm lăng nhăng và thứ quí giá nhất mẹ đưa cho tôi là hai chỉ vàng, bảo tôi giấu kĩ vào người rồi mẹ dặn..
Con cầm số vàng này đi theo người, trên đường nếu gặp khó khăn thì còn có cái để phòng thân.
Đến giờ tàu chạy, tôi chào tạm biệt mẹ, bước chân nên tàu mà không hề mảy may lưu luyến. Lúc ấy trong lòng tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất, là hy vọng sao chuyến đi xẽ thông đồng bén giọt, để ước mơ và hoài bão của tôi sớm trở thành hiện thực ... ( Giờ nhiều lúc ngồi nhớ lại, ko hiểu sao lúc ấy tôi lại cương quyết và liều lĩnh đến thế )...
rr
Như đã hứa, hôm nay mợ bốt phần đầu hồi ức của mợ, kể về những nguy hiểm, gian lao khi mợ bước chân xuống thuyền để đi vượt biên, cũng như quãng thời sống trong trại cấm và cái giá mà mợ phải trả để đánh đổi lấy cuộc sống tự do nơi đất khách quê người.
Mợ ít học, nên văn mợ ko hay chữ mợ ko tốt, những gì mợ biên có thể lủng củng, lộn xộn, nhưng đó là hồi ức và là cảm súc chân thực của mợ về quãng đời nhọc nhằn đã qua. Mong quí anh chị nhiệt tình góp ý động viên cổ vũ để mợ có động lực để biên tiếp phần hai với tựa đề...( 38 Ngày Lênh Đênh Trên Biển ) he he.
Phần mở đầu.
RA ĐI
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động. Ba tôi hành nghề thợ mộc, còn mẹ tôi thì mua đầu chợ, bán cuối chợ... xì xằng nhặt nhạnh đắp đỗi qua ngày... nói chung ja cảnh cũng ko được lấy gì làm khá khẩm cho lắm .
Năm đó vừa học xong cấp hai và đang chờ kết quả kì thi vào cấp ba, thì gia đình tôi xảy ra chuyện, do nhiều nguyên nhân mà ba mẹ tôi thường xuyên xảy ra cãi lộn, nhưng trước mặt mấy anh em tôi ba mẹ vẫn tỏ ra vui vẻ, .. tôi biết hai người đang đóng kịch với anh em chúng tôi mà thôi, chứ thực sự tình cảm của họ đã bị dạn nứt vì những mâu thuẫn, cãi vã triền miên.
Hồi cuối những năm 80, do cuộc sống khó khăn, vất vả, nên phong trào vượt biên ở các tỉnh phía bắc rất rầm rộ, nhất là ở HP và QN. Người ta vượt biên gần như công khai, ở đâu cũng thấy bàn tán chuyện vượt biên... Câu hỏi cửa miệng của dân Phồng thời điểm ấy là...
Bao giờ anh hoặc chị đi ( vươt biên ).?.
Người người vượt biên, nhà nhà vượt biên và mẹ tôi cũng ko tránh khỏi cơn lốc ấy.... Một hôm mẹ gọi tôi vào buồng rồi nói...
Con này, đợt tới nhà cô X tổ chức vượt biên sang HK đấy, cô ấy nói, nếu nhà mình muốn đi thì cô ấy để cho hai suất, con biết rồi, hoàn cảnh gia đình mình khó khăn, ba mẹ lại hay lục đục, cho nên mẹ quyết định thu sếp, để hai mẹ con mình đi cùng chuyến này với nhà cô ấy...